Tài nguyên nước
Tên thủ tục hành chính TNN07 (20/10/2017)

Cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 30.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm đối với các hoạt động khác.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Trình tự thực hiện: 
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa.
1. Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thanh Hoá (số 28 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá).
2. Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày Lễ, Tết theo quy định).
3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:
a) Đối với cá nhân, tổ chức: Không.
b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: 
* Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
* Viết Giấy biên nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Bước 3. Xử lý hồ sơ của cá nhân, tổ chức:
Thẩm định đề án, báo cáo và quyết định cấp phép:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. 
- Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
- Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo; Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện. 
Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc.
- Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo; Sở Tài nguyên và môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
Bước 4. Trả kết quả:
- Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
- Tổ chức, cá nhân xuất trình Giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả.
1. Địa điểm trả kết quả: Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thanh Hoá (số 28 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá).
2. Thời gian trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết  theo quy định).
2. Cách thức thực hiện: 
- Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa.
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép (đối với trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép); thông báo nghĩa vụ tài chính và trả giấy phép (đối với trường hợp đủ điều kiện cấp phép).
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ: 
- Đơn đề nghị cấp giấy phép.
- Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải;
 - Báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước.
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước thải không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
- Văn bản góp ý, tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến ( đối với trường hợp phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân).
Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài Nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
- Thời hạn thẩm định đề án, báo cáo: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài Nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo.
Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc.
- Thời hạn trả giấy phép: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Thanh Hóa.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá.
7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:  Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
8. Phí thẩm định:
- Đề án, báo cáo có lưu lượng dưới 100 m³/ngày đêm: 500.000 đồng/báo cáo.
- Đề án, báo cáo có lưu lượng xả từ 100 đến dưới 500 m³/ngày đêm: 1.500.000 đồng/báo cáo.
- Đề án, báo cáo có lưu lượng xả từ 500 đến dưới 2.000 m³/ngày đêm: 4.000.000 đồng/báo cáo.
- Đề án, báo cáo có lưu lượng xả từ 2.000 đến dưới 5.000m³/ngày đêm: 7.000.000 đồng/báo cáo.
9. Tên mẫu đơn, đề án, báo cáo, giấy phép:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép: Mẫu  09 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT. 
- Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải (Mẫu 35 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT);
- Báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước (Mẫu 36 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT).
- Mẫu giấy phép xả nước thải vào nguồn nước: Mẫu số 20 Thông tư số 27/2014/TT-BTNTM.
10. Yêu cầu, điều kiện cấp phép:
- Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp lấy ý kiện đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân).
- Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẫn kỹ thuật.
- Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải;
- Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;
- Đối với trường hợp xả thải có công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên còn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Tài nguyên nước năm 2012;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước; 
- Quyết định số 4764/2016/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành mức thu, miễn, giảm thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Tải toàn bộ nội dung tại đây

 

 

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Tên thủ tục hành chính TNN06 (18/10/17)
 Tên thủ tục hành chính TNN05 (18/10/17)
 Tên thủ tục hành chính TNN04 (18/10/17)
 Tên thủ tục hành chính TNN03 (18/10/17)
  Tên thủ tục hành chính TNN02 (17/10/17)
 Tên thủ tục hành chính TNN01 (17/10/17)
 Quyết Định số:3463/QĐ-UBND Ngày 13 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa. (13/09/17)
       
 
Bản quyền sử dụng: Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hóa
Địa chỉ: 14 Hạc Thành, P Tân Sơn, Thành phố Thanh Hoá, Điện thoại: 02376.256.168; Fax: 02376.256.157

Chịu trách nhiệm: Ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 01 năm 2019.
Website được xây dựng với sự phối hợp giữa Công ty Công nghệ Lam Kinh và Trung tâm CNTT Sở TNMT