Triển khai Đề án 06
Các phương thức khai thác, sử dụng thông tin công dân trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay thế việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. (23/08/2023)

Triển khai 07 phương thức khai thác thông tin công dân, nơi thường trú thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ TTHC.

1. Công dân có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công

Cơ sở pháp lý: Theo quy định tại Điều 3 và Điều 20 Luật Căn cước công dân, căn cước công dân thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân; Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam; Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin cá nhân, nơi thường trú.

Giải pháp:

(1) Đối với công dân: thực hiện thủ tục để được cấp thẻ Căn cước công dân. Như vậy, người dân có thể sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp là một loại giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin cá nhân, nơi thường trú khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công.

(2) Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên thẻ căn cước công dân gắn chíp khi tiếp nhận, gỉải quyết thủ tục hành chính.

Các thông tin trên mặt thẻ Căn cước công dân, gồm: Số Căn cước công dân (chính là số định danh cá nhân); Ảnh chân dung; Họ, chữ đệm và tên khai  sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Ngày, tháng, năm hết hạn; Đặc điểm nhân dạng; Vân tay; Ngày, tháng, năm cấp thẻ; Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị đầu đọc mã Qrcode trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác, sử dụng thông tin về trú khi giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Cơ sở pháp lý:

(1) Điều 3 Thông tư số 06/2021/TT-BCA ngày 23/01/2021 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ CCCD: a) Mặt trước thẻ CCCD gồm các thông tin:…; mã QR; b) mặt sau thẻ CCCD gồm các thông tin sau:….; chíp điện tử

(2) Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thì cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng hình thức sử dụng thiết bị đầu đọc mã QRCode trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử để ghi nhận và lưu trữ thông tin công dân trong hồ sơ thủ tục hành chính.

Giải pháp:

Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công sử dụng thiết bị đọc mã QRcode trên thẻ căn cước công dân (theo tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tại Quyết định số 46/QĐ- TTDT ngày 18/01/2022 ban hành hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với thiêt bị đọc mã QRCode) để ghi nhận và lưu trữ thông tin công dân được hiển thị trên thiết bị trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thông thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên thẻ căn cước công dân gắn chíp khi tỉếp nhận gỉải quyết thủ tục hành chính.

Các thông tin trong mã QRCode được hiển thị trên thiết bị đọc mã QRCode gồm: số CCCD; số CMND 9 số; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Nơi thường trú; Ngày cấp CCCD.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị đầu đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân đã được kết nối trực tuyến với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác, sử dụng thông tin về cư trú khi giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Cơ sở pháp lý:

(1) Điều 3 Thông tư số 06/2021/TT-BCA ngày 23/01/2021 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ CCCD: “a) Mặt trước thẻ CCCD gồm các thông tin:…; mã QR; b) mặt sau thẻ CCCD gồm các thông tin sau: …; chíp điện tử

(2) Theo quy định tại điểm C khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, soorv tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thì cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng hình thức sử dụng thiết bị đầu đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử để ghi nhận và lưu trữ thông tin công dân trong hồ sơ thủ tục hành chính.

Giải pháp:

Đối với cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: Khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; cung cấp dịch vụ công cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giả quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thiết bị đọc chíp trên thẻ căn cước công dân (theo tiêu chuẩn ICAO) để ghi nhận và lưu trữ thông tin công dân được hiển thị trên thiết bị trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên thẻ căn cước công dân gắn chíp khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Các thông tin trong chíp điện tử được hiển thị trên thiết bị đọc chíp gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú, họ chữ đệm và tên cha, me, vợ hoặc chồng; Số chứng minh đã được cấp; Ngày cấp; Ngày hết hạn (của thẻ CCCD); Đặc điểm nhận rạng; ảnh chân dung; Trích chọn vân tay; số thẻ căn cước công dân (số định danh cá nhân).

4. Cơ quan tổ chức cá nhân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ Thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch công quốc gia để khai thác, sử dụng thông tin về cư trú khi giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Cơ sở pháp lý:

(1) Theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thông qua việc kết nối chia sẻ thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Hệ thống thông tin một cửa cấp tỉnh hoặc khai thác bằng văn bản; Công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

(2) Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thì cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giả quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia để giải quyết thủ tục hành chính.

Giải pháp:

Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: khi tiếp nhận, giải quyết thủ tụ hành chính, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm thực hiện tra cứu, khai thác thông tin của người nộp hồ sơ qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sỡ dữ liệu quốc gia về dân cư. Chức năng này do địa phương thiết lập sau khi đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đối với công dân: Trường hợp Hệ thống thông tin thủ tục hành chính chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì yêu cầu công dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân của mình qua cổng dịch vụ công quốc gia để ghi nhận và lưu trữ thông tin về cư trú trong hồ sơ thủ tục hành chính. Công dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân của mình théo các bước sau:

Bước 1: Công dân truy cập Cổng dịch vụ công theo địa chỉ: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn

Bước 2: Đăng nhập tài khoản/ mật khẩu truy cập (bằng tài khoản định danh điện tử trên Cổng DVC quốc gia hoặc tài khoản dịch vụ công); xác thực nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại.

Bước 3: Tại trang chủ truy cập vào chức năng “Thông tin công dân” và nhập các thông tin theo yêu cầu: Họ và tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, số điện thoại, mã xác nhận sau đó, nhấn tìm kiếm.

Thông tin cơ bản công dân sẽ hiển thị trên màn hình gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Nơi thường trú; Số định danh cá nhân; Số chứng minh nhân dân; thông tin chủ hộ và thành viên trong hộ.

5. Cơ quan tổ chức cá nhân có thể tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VneID để sử dụng thông tin về cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Cơ sở pháp lý: Theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử quy định “về sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân”. Theo đó, các thông tin Căn cước công dân, thông tin dân cư được tích hợp hiển thị trên ứng dụng VneID để người dân, cơ quan, tổ chức sử dụng để giải quyết thủ tục hành chính và các giao dịch của người dân, các doanh nghiệp, tổ chức kết nối trực tiếp với hệ thống định danh xác thực điện tử của Bộ Công an hoặc thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo trình tự, thủ tục quy định để xác thực tài khoản định danh điện tử hoặc khai thác thông tin liên quan khi người dân yêu cầu.

Giải pháp:

- Đối với công dân: Để được đăng ký tài khoản định danh điện tử công dân thực hiện như sau:

(1) Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 (sử dụng để thực hiện DVCTT)

Bước 1: Tải ứng dụng VneID qua Appstore hoặc CHPlay;

Bước 2: Chọn vào mục đăng ký tài khoản ở góc phải màn hình và điền các thông tin theo yêu cầu gồm họ tên và số điện thoại, sau đó ấn vào mục đăng ký;

Bước 3: Thực hiện quét mã QR trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp theo yêu cầu của ứng dụng;

Bước 4: Kiểm tra lại thông tin, nếu thông tin đã chính xác nhấn vào nút đăng ký;

Bước 5: Nhập mã OTP và thiết lập mật khẩu, sau đó ấn xác nhận;

Bước 6: Đăng nhập tài khoản ứng dụng bằng số định danh cá nhân và mật khẩu vừa đăng ký, sau đó chọn đăng ký tài khoản định danh mức độ 1.

Bước 7: Nhấn nút “Bắt đầu”. Sau đó sử dụng tính năng NFC hoặc quét mã Crcode của Căn cước công dân gắn chíp và thực hiện theo hướng dẫn khác của hệ thống; chụp ảnh chân dung, kiểm tra lại thông tin, nhập địa chỉ Emaail. Ấn “Đăng ký”.

Bước 8: Kích hoạt tài khoản định danh: nhập số định danh cá nhân và số điện thoại, nhấn ô “Gửi yêu cầu” sẽ nhận mã OTP được gửi về điện thoại. Thiết lập mã passcode và câu hỏi bảo mật, nhấn “Xác nhận” thì tài khoản định danh đã được thiết lập thành công.

(2) Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (sử dụng DVCTTT và tích hợp các giấy tờ cá nhân)

Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an đăng ký tài khoản mức 2; thực hiện cài đặt ứng dụng VneID; thực hiện kích hoạt tài khoản trên thiết bị di động khi nhận được tin nhắn thông báo đăng ký tài khoản thành công theo các bước trong ứng dụng VneID.

Bước 2: Sau khi được kích hoạt, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau:

Công dân thực hiện đăng nhập một lần trên cổng dịch vụ công quốc gia (liên thông với cổng dịch vụ công của các Bộ, ngành, địa phương) với tài khoản định danh cá nhân và mật khẩu để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Tuỳ từng dich vụ công trực tuyến, thông tin của công dân sẽ được điền vào mẫu điện tử (From), người dân không phải điền và không sửa được thông tin. Công dân sử dụng tài khoản, mật khẩu đăng nhập ứng dụng VneID trên thiết bị di động để hiển thị các thông tin căn cước công dân, thông tin dân cư tích hợp trên ứng dụng VneID.

- Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính: khi công dân tra cứu, xuất trình thông tin cá nhân, nơi thường trú hiển thị trên ứng dụng VneID, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu trữ thông tin này trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành cính cấp bộ, cấp tỉnh, không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên ứng dụng VneID khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.  

Các thông tin hiển thị trên ứng dụng VneID gồm: Số CCCD; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; CCCD có giá trị đến; Đặc điểm nhận dạng; Ngày cấp; Số điện thoại.

6. Công dân có thể sử dụng giấy Xác nhận thông tin về cư trú để chứng minh thông tin cá nhân, nơi cư trú khi không thể khai thác, sử dụng được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cơ sở pháp lý:

(1) Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 và khoản 3 Điều 33 Luật cư trú thì công dân có quyền được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc và nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu;

(2) Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thì công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú; Thời hạn giải quyết tối đa là 03 ngày làm việc.

(3) Theo quy định tại khoản  Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thì trường hợp không thể khai thác được thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú (giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú).

Giải pháp:

Đối với công dân. Để được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú, công dân có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước để đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua dịch vụ công trực tuyến khi cần thiết. Cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân.

- Đối với Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hàn chính. Khi công dân xuất trình bản sao hoặc xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú thì không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Mẫu Giấy xác nhận thông tin về cư trú (mẫu CT07 ban hành kèm Thông tư số 56/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an) gồm các thông tin, cụ thể: Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Nơi tạm trú; Nơi ở hiện tại; Họ tên chủ hộ; Số định danh chủ hộ và Quan hệ với chủ hộ; Họ, chữ đệ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số định danh cá nhân của các thành viên hộ gia đình và quan hệ với chủ hộ.

7. Công dân có thể sử dụng giấy Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chứng minh thông tin cá nhân, nơi cư trú khi không thể khai thác, sử dụng được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cơ sở pháp lý:

Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân ngay sau khi tạo lập được số định danh cá nhân cho công dân, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập và các thông tin của công dân hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Căn cư quy định trên, Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện cấp Thống báo số định danh và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 100% người dân chưa được cấp CCCD trên toàn quốc để người dân sử dụng giải quyết thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự cần chứng minh nơi cư trú của công dân.

Giải pháp:

Như vậy, khi công dân xuất trình bản sao hoặc giấy Thông báo số định danh cá nhân thì không được yêu cầu công dân xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Các thông tin trên Thông báo số định danh cá nhân: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Tình trạng hôn nhân; Nơi thường trú; Nơi ở hiện tại; Quan hệ với chủ hộ, Nhóm máu; Họ, chữ đệm và tên, của cha, mẹ; Số định danh cá nhân./.

Nguồn tin: Sở Tài nguyên và Môi trường
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Công điện số: 11/CĐ-TU ngày 05 tháng 9 năm 2022 về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. (08/09/22)
 Công văn số: 446/STNMT-VP Ngày 17 tháng 01 năm 2022 Về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid 19, kiểm soát biến chủng mới Omicron của SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh (25/01/22)
 Công văn số: 10708/STNMT-VP Ngày 01 tháng 12 năm 2021 Hướng dẫn và truyền thông về ứng dụng PC Covid, quét mã QR tại địa phương và việc vận hành Tổng đài 1022 tỉnh phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. (06/12/21)
 Công văn số: 9929/STNMT-VP Ngày 11 tháng 11 năm 2021 Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covi-19”; thực hiện công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh và điều chỉnh một số hoạt động trong phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn trong tình hình mới. (15/11/21)
 Công văn số: 8367/STNMT-VP Ngày 29 tháng 09 năm 2021 V/v Phát biểu kết luận của đồng chí Bí thư tỉnh ủy, Trưởng BCĐ phòng chống dịch Covid-19 tại Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về công tác phòng chống dịch Covid-19; Ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới (29/09/21)
 Công văn số: 7970/STNMT-VP Ngày 17 tháng 09 năm 2021 (20/09/21)
 Công văn số: 7667/STNMT-TTCNTT Ngày 08 tháng 09 năm 2021 (09/09/21)
 Thông báo số: 372/TB-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2021 của UBND Thành phố Thanh Hóa về thời gian thực hiện kiểm soát người và phương tiện di chuyển trong nội thành thành phố ngày từ 06/9/2021 đến hết ngày 08/9/2021 (06/09/21)
 Công văn số: 13627/UBND-THKH Ngày 03 tháng 09 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc hướng dẫn thủ tục di chuyển qua các chốt kiểm soát người ra, vào địa bàn huyện, thị xã, thành phố đang áp dụng biện pháp dãn cách xã hội theo tinh thần của Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (06/09/21)
 Công văn số 7533/STNMT-VP Về việc tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; triển khai đi làm việc sau nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội (06/09/21)
 Công văn số 7521/STNMT-VP về việc tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 (02/09/21)
 Hướng dẫn hoạt động vận tải; tổ chức phân luồng giao thông; hướng dẫn phương tiện hoạt động khi đi qua các điểm Chốt ra/vào thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. (01/09/21)
 Quyết định số 3418/QĐ-UBND ngày 01/09/2021 của UBND tỉnh về Áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (01/09/21)
 Công văn số: 7313/STNMT-VP ngày 27 tháng 8 năm 2021 V/v triển khai phần mềm quản lý di biến động người dân ra vào vùng dịch trên nền tảng dữ liệu quốc gia về dân cư tại tỉnh (30/08/21)
 Công văn số: 3640/SYT-NVY Ngày 26 tháng 08 năm 2021 thực hiện khai báo y tế đối với người từ huyện Nông Cống trở về địa phương từ ngày 10/8/2021 (30/08/21)
       
 
Bản quyền sử dụng: Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hóa
Địa chỉ: 14 Hạc Thành, P Tân Sơn, Thành phố Thanh Hoá, Điện thoại: 02376.256.168; Fax: 02376.256.157

Chịu trách nhiệm: Ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 01 năm 2019.
Website được xây dựng với sự phối hợp giữa Công ty Công nghệ Lam Kinh và Trung tâm CNTT Sở TNMT 

Chung nhan Tin Nhiem Mang