NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1 . Trình tự thực hiện: Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ: 1. Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thanh Hóa (số 11, phố Hàng Đồng, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). 2. Thời gian: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày lễ, Tết theo quy định). 3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: a) Đối với Tổ chức, cá nhân: Không. b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ theo đúng quy định, trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ (theo Mẫu số 14 tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP). Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. c) Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện, ngày nhận hồ sơ là ngày bưu điện chuyển cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Bước 3. Xử lý hồ sơ: 1. Thẩm định hồ sơ: Kể từ ngày ra văn bản tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn không quá 60 ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa có trách nhiệm: - Hoàn thành việc thẩm định hồ sơ theo các nội dung quy định tại Điều 56 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP; kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản. Trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa (thời gian lấy ý kiến, kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định). Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan. - Gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa. 2. Trình, giải quyết hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa có trách nhiệm trình hồ sơ cho UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét cấp Giấy phép nhận chìm ở biển. Trong trường hợp không ra quyết định thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do. 3. Thông báo và trả kết quả: Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định và gửi Giấy phép nhận chìm ở biển đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Bước 4. Trả kết quả: 1. Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thanh Hóa (số 11, phố Hàng Đồng, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). 2. Thời gian: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Lễ, Tết theo quy định). 2. Cách thức thực hiện: a. Cách thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc qua bưu điện. b. Cách thức nhận kết quả giải quyết hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định và gửi Giấy phép nhận chìm ở biển đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. 3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a. Thành phần hồ sơ : - Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển được lập theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016; - Dự án nhận chìm ở biển được lập theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016; - Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; - Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp); - Bản đồ khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm được lập theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016. b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ. 4. Thời hạn giải quyết: - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định. - Thời hạn tiến hành thẩm định: Trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày ra văn bản tiếp nhận hồ sơ. - Thời hạn trình, giải quyết hồ sơ: + Thời hạn trình hồ sơ: Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ. + Thời hạn giải quyết hồ sơ: trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày Sở tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa trình UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, cấp phép. - Thời hạn trả kết quả: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ từ UBND tỉnh. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của UBND tỉnh Thanh Hóa. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa. c) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có liên quan. 7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy phép nhận chìm ở biển theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016. - Bản đồ khu vực biển sử dụng để nhận chìm theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016. - Thời hạn của Giấy phép nhận chìm ở biển được xem xét trên cơ sở vật chất, chất được nhận chìm, quy mô, tính chất hoạt động nhận chìm và khu vực biển được sử dụng để nhận chìm tối đa không quá 02 năm. 8. Phí, lệ phí: Chưa quy định. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (theo mẫu quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.): - Mẫu số 03: Dự án nhận chìm ở biển. - Mẫu số 04: Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển. - Mẫu số 09: Bản đồ khu vực biển đề nghị sử dụng để nhận chìm. - Mẫu số 14: Phiếu tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ đề nghị (cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển). 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 10.1 Vật, chất được phép nhận chìm đáp ứng các Điều kiện sau đây: - Không chứa chất phóng xạ, chất độc vượt quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường; - Được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; đảm bảo không tác động có hại đến sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản; - Không thể đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền hoặc việc đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền không hiệu quả về kinh tế - xã hội; - Thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển. 10.2. Có phương án nhận chìm đảm bảo yêu cầu: Việc nhận chìm ở biển không được gây ra tác động có hại đến sức khỏe con người, tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước; hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái biển. 10.3. Khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm phù hợp với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thê khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thì khu vực biển đề nghị được nhận chìm được xem xét trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội. - Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Tải toàn bộ nội dung tại đây
|