Tin tức & sự kiện
Xử lý hữu cơ rơm rạ bằng kỹ thuật sinh học- Phương pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường (11/10/2011)

Một vụ mùa nữa lại về, rơm rạ lại trở thành vấn đề lo ngại đối với nhiều địa phương. Trời nắng, bà con đốt bỏ, trời mưa, rơm rạ mục nát chất đống trên đường làng, ngõ xóm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó, với một số nhà khoa học, nếu biết tận dụng, rơm rạ có thể coi như một dạng tài nguyên (Nguồn daidoanket.vn).

Xử lý hữu cơ rơm rạ bằng kỹ thuật sinh học: Phương pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường (10/10/2011) Một vụ mùa nữa lại về, rơm rạ lại trở thành vấn đề lo ngại đối với nhiều địa phương. Trời nắng, bà con đốt bỏ, trời mưa, rơm rạ mục nát chất đống trên đường làng, ngõ xóm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó, với một số nhà khoa học, nếu biết tận dụng, rơm rạ có thể coi như một dạng tài nguyên. Lớp tập huấn xử lý vi sinh rơm rạ để trồng khoai tây đông thiểu canh tại Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Nam Định vụ mùa 2011 Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hàng năm, nước ta có sản lượng thóc khoảng 40 triệu tấn. Cứ 1 tấn thóc thu hoạch thì có 2 tấn rơm rạ, trấu (quy chất khô). Đối với số phụ phẩm này, bà con nông dân thường có tập quán đốt bỏ, hoặc xả thẳng ra kênh rạch, phơi bừa bãi ven đường lộ gây khói bụi, ô nhiễm môi trường,... Khói rơm rạ là nguồn tạo ra các khí CO, CO2, NO2, SO2, H20, các chất nhựa bay hơi và hàng trăm hợp chất khác có hại cho sức khỏe con người. Rơm rạ thối mục là nguồn sinh khí metan, làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển, là 1 nguồn ô nhiễm đáng kể gây nên hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ của trái đất, biến đổi khí hậu toàn cầu. Khi đốt các chất hữu cơ có trong rơm rạ và trong đất, do nhiệt độ cao sẽ biến thành chất vô cơ làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng. Phần tro chỉ còn sót lại chút ít P, K, Ca và Si..., không giúp ích mấy cho cây trồng. Cày lấp rạ sau thu hoạch rồi xạ (cấy) ngay lúa, rơm rạ thối chưa hoai mục là nguyên nhân gây ngộ độc rễ luá, gây nghẹt rễ... Trước tình hình trên, ngày 13-7-2011, Thủ thướng Chính phủ đã có Công điện chỉ đạo các ngành liên quan đề xuất giải pháp giúp nông dân xử lý rơm rạ một cách hiệu quả. Thực hiện Công điện của Thủ tướng, Viện Di truyền Nông nghiệp, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra công nghệ ủ vi sinh, xử lý rơm rạ thành giá thể nuôi trồng nấm ăn. Vụ thu hoạch lúa mùa năm 2011, Viện Di truyền Nông nghiệp, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã hợp tác với các Trung tâm và Trạm Khuyến nông các tỉnh Nam Định, Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam... tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ này cho nông dân. Tại các lớp học, các học viên đã được chuyển giao kỹ thuật sử dụng chế phẩm vi nấm đa chủng Trichoderma Tam Nông phân giải hữu cơ rơm rạ. Chỉ cần gom rơm rạ thành đống vào góc ruộng, pha chế phẩm vào nước, tưới đều, phủ bạt nilon hoặc đắp bèo, trát bùn kín, sau 15 - 20 ngày rơm rạ bắt đầu hoai mục có thể đem bón cho cây. Phân ủ ra có hàm lượng chất mùn cao, sạch mầm bệnh, không có ký sinh trùng (tuyến trùng, trứng giun sán, mối, kiến...), giúp đất giữ được dinh dưỡng và cây dễ hút phân, đồng thời tiếp tục phân giải rễ, thân, lá cây vụ trước thành phân bón, giải phóng chất điều tiết sinh trưởng tự nhiên, kích thích bộ rễ cây phát triển và ngăn ngừa các bệnh phổ biến ở rễ cây trồng, tiết kiệm 25% lượng phân bón cho vụ sau, tăng năng suất cây trồng 5 -10%. Các nhà khoa học cũng đã chuyển giao các kỹ thuật xử lý rơm rạ nhanh trên đồng ruộng bằng xử lý chế phẩm Trichoderma cho ruộng rạ trước khi phay lồng đất 2 ngày, bổ sung thêm vôi bột, vùi dập rạ, sau 7 - 10 ngày rơm rạ sẽ mục có thể cấy (xạ) lúa an toàn. Bên cạnh đó, việc xử lý chế phẩm Trichoderma lúc lúa vào chắc để tránh lép hạt và giúp cho lá già, gốc rạ phân hủy dần. Khi chuẩn bị gặt là các lá già úa bắt đầu phân hủy, nhờ đó máy gặt vừa xong phun rạ là Trichoderma đã được trộn đều vào chất ủ, dùng cây chà gạc rải đều rơm ra mặt ruộng, tháo nước vừa đủ ẩm thì chỉ trong vòng mươi ngày rơm rạ đã ải ra, dùng bánh lồng trục lăn hoặc máy băm vặn rạ. Sau một vài ngày, bùn lắng, ruộng sẵn sàng để sạ lan hoặc sạ hàng, rút ngắn thời vụ, tận dụng nguồn phân xanh và tránh gây ngộ độc rễ lúa và ô nhiễm không khí. Trong vụ đông năm nay, các học viên cũng đã được chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân ủ rơm rạ trồng khoai tây làm đất tối thiểu: mỗi sào khoai tây chỉ cần 3 sào rơm rạ đem ủ thành phân bón phối hợp với Phân khoáng chuyên dụng khoai tây Văn Điển, đặt củ khoai trực tiếp lên mặt ruộng không cày bừa, phủ phân rơm rạ lên củ khoai một lớp dày 10 cm là có thể trồng khoai tây với năng suất cao, giảm chi phí công lao động, phân bón hữu cơ. Với cách làm này, tình trạng khói bụi do đốt rơm rạ, hoặc ô nhiễm môi trường do rơm rạ mục nát sẽ không còn. Bà con nông dân có thêm một nguồn phân bón vi sinh đầy hiệu quả trên đồng ruộng.

PGS-TS Mai Quang Vinh

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Thông báo về việc tổ chức đấu giá quyền khai thác 04 mỏ cát (05/10/11)
 Lễ phát động chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2011 (21/09/11)
 Quản lý và sử dụng nguồn quặng sắt trên địa bàn tỉnh  (20/09/11)
 Quy định thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng nhà, đất  (20/09/11)
 Trường Đại học VHTTDL đầu tiên trên toàn quốc (20/09/11)
 Triển khai sửa đổi bổ sung quy phạm thành lập bản đồ địa chính  (20/09/11)
 Tạm dừng cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản trên cả nước (09/09/11)
 Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ 1-10-2011 (07/09/11)
 Trăn trở, thảo luận cùng nhân dân tìm hướng thoát nghèo (07/09/11)
 Đổi mới nhận thức về đất đai  (07/09/11)
 Tập huấn tuyên truyền bảo vệ môi trường năm 2011 (23/08/11)
 Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường  (18/08/11)
 7 đơn vị được khai thác mỏ đá tại xã Yên Lâm (17/08/11)
 Hội thảo về xây dựng Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam với Bộ Tài nguyên và Môi trường  (02/08/11)
 Tập trung xây dựng hoàn thiện hệ thống dự báo, cảnh báo thiên tai  (22/07/11)
       
 
Bản quyền sử dụng: Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hóa
Địa chỉ: 14 Hạc Thành, P Tân Sơn, Thành phố Thanh Hoá, Điện thoại: 02376.256.168; Fax: 02376.256.157

Chịu trách nhiệm: Ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 01 năm 2019.
Website được xây dựng với sự phối hợp giữa Công ty Công nghệ Lam Kinh và Trung tâm CNTT Sở TNMT