Tin tức & sự kiện
UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (07/07/2011)

Ngày 23/6/2011, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có có Quyết định số 2001/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) của tỉnh giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, tỉnh sẽ sẽ thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH.

        Xu thế biến đổi khí hậu ở Thanh Hoá
        BĐKH, mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,70 C, mực nước biển dâng 20cm. Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng BĐKH, bão lụt, hạn hán diễn ra khốc liệt hơn trước. Tại Thanh Hoá, qua chuỗi số liệu quan trắc tổng lượng mưa năm từ năm 1980 đến năm 2010 cho thấy nhìn chung tổng lượng mưa năm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong 30 năm trở lại đây có xu thế giảm, đồng thời có nhiều biểu hiện khác với quy luật thông thường nhiều năm, trong mùa khô ít mưa nhưng có ngày mưa trên 100 mm xảy ra cục bộ. Trong những tháng cao điểm của mùa mưa bão, lượng mưa thiếu hụt so với trung bình nhiều năm rất nhiều, điển hình là năm 2006, 2008 và 2009. Một số năm gần đây mùa mưa đến muộn kết thúc sớm hơn bình thường từ 15 ngày đến 1 tháng. Theo số liệu thống kê từ năm 1980-2010, có 18 cơn bão và ATNĐ đổ bộ trực tiếp và 27 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Thanh Hoá. Những cơn bão đổ bộ trực tiếp vào Thanh Hoá đều có sức gió từ cấp 10 trở lên. Có những năm bão liên tiếp đổ bộ trực tiếp hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến Thanh Hoá trong một khoảng thời gian ngắn.  Lũ xảy ra trên các sông tại Thanh Hoá không theo quy luật, phần lớn các năm trên các sông lũ xảy ra không lớn, thường là từ báo động I trở xuống. Cá biệt trong 30 năm gần đây, có 6 năm lũ xảy ra ở mức đặc biệt lớn là các năm 1980, 1984, 1985, 1996, 2000 và 2007. Lũ quét, sạt lở đất  xảy ra thường xuyên, trên địa bàn Thanh Hoá trong vòng 10 năm trở lại đây (1999-2009) đã xảy ra 4 trận lũ quét và sạt lở đất làm chết 12 người, cuốn trôi 47 ngôi nhà, 76 đập thuỷ lợi nhỏ và làm hư hại nặng các công trình giao thông, thuỷ lợi. Do lượng mưa ở các năm bị thiếu hụt và phân bố không đều. Vì vậy tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn vùng ven biển thường xuyên xảy ra và ngày càng nghiêm trọng hơn. Năm 2010, xâm nhập mặn vùng cửa sông ven biển đã gia tăng mạnh mẽ, một số tuyến sông có độ mặn xâm nhập đạt mức cao nhất lịch sử.
         Những định hướng chính của kế hoạch giai đoạn 2011 - 2015
         UBND tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH với nguyên tắc chỉ đạo: các hoạt động ứng phó với BĐKH phải được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân. Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH được thực hiện đồng bộ, trong đó phân chia theo giai đoạn vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài, chủ động, khẩn trương, kịp thời, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững của từng địa phương, từng ngành, đồng thời triển khai đồng bộ với kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó sẽ triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH trên các lĩnh vực, ngành. Tuy nhiên, để thực hiện tốt kế hoạch hành động này, tỉnh cần có giải pháp ưu tiên trong các lĩnh vực lập kế hoạch, tăng cường khả năng thích ứng của cộng đồng, nhất là cho người nghèo (các đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH) và thi hành những chính sách tích cực trong các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng của BĐKH. Bên cạnh đó, cần có hẳn một chương trình và các nguồn vốn cấp thiết dành cho nghiên cứu, thúc đẩy các sáng kiến, áp dụng công nghệ mới, phát hiện các biện pháp hiệu quả nhằm thích ứng và giảm nhẹ ảnh hưởng của BĐKH. Mặt khác, việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của địa phương, Trung ương và viện trợ của các tổ chức quốc tế trong việc đầu tư và chuyển giao công nghệ mới cũng rất cần thiết để thực hiện thành công các chính sách thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH. Quan trọng hơn hết là cần phải thay đổi thái độ, nhận thức của người dân đối với BĐKH để mỗi người đều có trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính mình bằng những hành động thiết thực nhất./.Phòng Biển, Hải đảo & KTTV.

Một số hình ảnh biến đổi khí hậu


Thế giới chung tay chống biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu - Cuộc chiến toàn cầu

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Lễ mít-tinh quốc gia hưởng ứng Ngày đại dương thế giới và Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2011.  (14/06/11)
 Hội thi chung kết tìm hiểu về môi trường năm 2011. (07/06/11)
 Hội thi chung kết phụ nữ với công tác bảo vệ môi trường năm 2011. (07/06/11)
 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị (06/06/11)
 Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011 sẽ tổ chức tại Thành phố Nha Trang  (17/05/11)
 Tổ chức cuộc thi ảnh - Kinh tế xanh (01/04/11)
 Việt Nam tham gia Giờ Trái đất 2011 (17/03/11)
 Hưởng ứng ngày Nước thế giới 22 tháng 3 năm 2011 (17/03/11)
 Thành lập Chi cục Biển và Hải Đảo (15/03/11)
 Làm tốt quy trình biên soạn, nâng cao chất lượng văn bản pháp luật (09/03/11)
 Ngày nước thế giới năm 2011 - Nước cho phát triển đô thị (07/03/11)
 Triển khai Ngày pháp luật (26/02/11)
 Triển khai thực hiện quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2011 (13/01/11)
 Sẽ thành lập Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM  (12/12/10)
 Khai mạc Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu  (09/12/10)
       
 
Bản quyền sử dụng: Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hóa
Địa chỉ: 14 Hạc Thành, P Tân Sơn, Thành phố Thanh Hoá, Điện thoại: 02376.256.168; Fax: 02376.256.157

Chịu trách nhiệm: Ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 01 năm 2019.
Website được xây dựng với sự phối hợp giữa Công ty Công nghệ Lam Kinh và Trung tâm CNTT Sở TNMT