Tin tức & sự kiện
Nông dân Nông Cống với việc sử dụng hầm biogas (23/11/2011)

Sản xuất phát triển, khoa học - kỹ thuật được áp dụng mạnh mẽ vào chăn nuôi, hiệu quả kinh tế đã được khẳng định rõ rệt. Chăn nuôi nhỏ lẻ trước đây được chuyển sang chăn nuôi quy mô, tập trung, số lượng con nuôi tăng, dẫn đến tình trạng chất thải lớn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến chính hộ chăn nuôi và xung quanh, việc xử lý ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải hiện nay của toàn xã hội.

Trước thực trạng đó, để giúp nông dân trong huyện ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào xử lý chất thải chăn nuôi, Hội Nông dân huyện Nông Cống đã phối hợp với Hội Làm vườn huyện, tổ chức tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn và hỗ trợ các hộ nông dân chăn nuôi lợn với số lượng lớn xây dựng hầm biôgas composite, một sản phẩm mới của Công ty Quang Huy (Hà Nội) với công nghệ vượt trội so với hầm biogas xây truyền thống, đem lại tiện lợi hơn trong việc lắp đặt và hiệu quả sử dụng. Trước hết để người chăn nuôi thấy được lợi ích của việc xây dựng hầm biôgas, huyện hội đã tổ chức cho các hộ chăn nuôi đi tham quan mô hình ở các địa phương khác. Thực tế cho thấy, sử dụng hầm biôgas trong chăn nuôi, môi trường không những được bảo vệ mà còn tận dụng khí sinh học để đun nấu, thắp sáng. Xã Vạn Thiện là địa phương có nhiều hộ chăn nuôi lợn với số lượng lớn, lại là khu vực đông dân cư, nên mức độ ô nhiễm cao. Hộ gia đình bà Khương Thị Thúy liên tục chăn nuôi trên 10 con lợn, trước đây do chất thải không xử lý được nên mùi hôi thối từ nguồn phân chuồng bốc lên nồng nặc, kèm theo đó là côn trùng như ruồi, muỗi cũng sinh ra nhiều vô kể. Mỗi khi trời mưa xuống, khoảng vườn nhà bà đầy thứ nước màu đen ngấm ra từ chuồng lợn, lâu ngày còn thấm xuống lòng đất làm cho nước giếng cũng không thể sử dụng được, ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình và các hộ xung quanh. Vừa qua, được Hội Nông dân huyện tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ 800.000 đồng, gia đình đã lắp đặt một hầm biôgas composite có sức chứa 8m3 với tổng chi phí 12,5 triệu đồng. Từ đây mỗi ngày bà 2 lần dọn rửa chuồng trại, chất thải được xả vào bể chứa nên đã hạn chế được mùi hôi, giảm hẳn ruồi muỗi, nước giếng đã sử dụng được trở lại. Ngoài ra, gia đình còn tận dụng được nguồn chất đốt sử dụng trong đun nấu hàng ngày và dùng thắp sáng thay điện vào ban đêm, mỗi tháng tiết kiệm được hơn 500 ngàn đồng. Lợi ích của việc xây dựng hầm biôgas đã được nhìn thấy cụ thể, nên hiện nay toàn xã có 13 hộ chăn nuôi lợn số lượng lớn đã có hầm biôgas, nhiều hộ khác đang lên kế hoạch lắp đặt.
Cuối năm 2009, Hội Nông dân và Hội Làm vườn huyện xây dựng mô hình hầm biôgas composite điểm theo vùng ở những địa phương có nhiều hộ chăn nuôi số lượng lớn, sau khi đã khẳng định được hiệu quả tổ chức nhân rộng, ở mỗi điểm tổ chức tập huấn kỹ thuật 1 lớp với trên 100 hội viên nông dân. Gia đình anh Lê Đình Khang - một hộ nông dân làm trang trại ở xã Tế Thắng vừa được hỗ trợ xây dựng một hầm biôgas, cho hay: Nếu không có hầm biogas thì không những tốn kém trong việc xử lý chất thải mà còn cộng thêm chi phí cho việc mua thuốc diệt ruồi muỗi, than, củi và các loại dịch vụ khác, khiến giá chăn nuôi cao. Chất thải chăn nuôi sau khi đã qua hầm biôgas là nguồn phân hữu cơ sạch dùng để bón cho cây trồng rất tốt. Theo kinh nghiệm của các hộ đã làm trước thì lượng phân càng lớn sẽ sinh ra nhiều khí, tùy theo nhu cầu có thể chạy cả máy phát điện bằng khí gas, với hầm biôgas composite thì một hộ nuôi 4 con lợn là đủ khí gas cung cấp cho đun nấu phục vụ sinh hoạt của một gia đình.
Hiện tại, Nông Cống là địa phương có số hầm biôgas composite nhiều so với mặt bằng của cả tỉnh (115/tổng số 250 cái trên địa bàn toàn huyện), tập trung ở các xã Vạn Thiện, Tế Thắng, Tượng Sơn, Tân Khang... Trong tương lai, nếu tuyên truyền tích cực, người chăn nuôi thấy được lợi ích thiết thực, nhiều mặt của hầm biôgas này, thì việc nhân rộng sẽ dễ dàng hơn. Như vậy không những vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra sẽ được giải quyết, mà còn góp phần tiết kiệm nguồn năng lượng tài nguyên thiên nhiên.
Hộ gia đình bà Khương Thị Thúy, xã Vạn Thiện (Nông Cống) sử dụng khí sinh học từ hầm biôgas trong đun nấu hàng ngày.

  Bài và ảnh: Lê Tuấn Anh (Hội Nông dân tỉnh)

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Hội nghị khoa học và công nghệ biển toàn quốc lần thứ V (27/10/11)
 Kỷ niệm 55 năm ngày thành lập (12/10/1956 - 12/10/2011) Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (13/10/11)
 Xử lý hữu cơ rơm rạ bằng kỹ thuật sinh học- Phương pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường (11/10/11)
 Thông báo về việc tổ chức đấu giá quyền khai thác 04 mỏ cát (05/10/11)
 Lễ phát động chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2011 (21/09/11)
 Quản lý và sử dụng nguồn quặng sắt trên địa bàn tỉnh  (20/09/11)
 Quy định thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng nhà, đất  (20/09/11)
 Trường Đại học VHTTDL đầu tiên trên toàn quốc (20/09/11)
 Triển khai sửa đổi bổ sung quy phạm thành lập bản đồ địa chính  (20/09/11)
 Tạm dừng cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản trên cả nước (09/09/11)
 Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ 1-10-2011 (07/09/11)
 Trăn trở, thảo luận cùng nhân dân tìm hướng thoát nghèo (07/09/11)
 Đổi mới nhận thức về đất đai  (07/09/11)
 Tập huấn tuyên truyền bảo vệ môi trường năm 2011 (23/08/11)
 Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường  (18/08/11)
       
 
Bản quyền sử dụng: Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hóa
Địa chỉ: 14 Hạc Thành, P Tân Sơn, Thành phố Thanh Hoá, Điện thoại: 02376.256.168; Fax: 02376.256.157

Chịu trách nhiệm: Ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 01 năm 2019.
Website được xây dựng với sự phối hợp giữa Công ty Công nghệ Lam Kinh và Trung tâm CNTT Sở TNMT