Thông tin liên kết
Quản lý tài nguyên nước phục vụ phát triển (21/02/2012)

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng về nước do nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, đặc biệt là trong một số ngành như năng lượng, sản xuất lương thực, thực phẩm. Quy mô khủng hoảng theo dự đoán có thể mang tính toàn cầu.

     Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước xếp vào loại trung bình khá trên thế giới, nhưng có nhiều yếu tố không bền vững. Nước ta có khoảng 830 tỷ m3 nước mặt, trong đó chỉ có 310 tỷ m3 được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ, chiếm 37%; còn 63% do lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào. Cụ thể là ở lưu vực sông Hồng, nguồn nước ngoại lai chiếm 50% tổng khối lượng nước bề mặt, còn ở lưu vực sông Cửu Long, con số này là 90%, nên Việt Nam rất khó chủ động bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước, đặc biệt khi các quốc gia ở thượng nguồn ngày càng khai thác triệt để nguồn nước này.
     Nghiên cứu gần đây cho thấy, nguồn nước đang dần suy kiệt, đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức về đầu tư và phát triển. Để bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp tiếp cận đối với phát triển. Phát triển truyền thống trước đây chỉ chú ý tới hiệu quả kinh tế, còn ngày nay theo xu hướng phát triển bền vững thì mục đích rộng hơn, phải xem xét phát triển một cách tổng thể ở cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, để các khoản đầu tư phát triển mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cả trước mắt và trong tương lai.
     Thực tế cho thấy, hiện tại, không thể loại bỏ hoàn toàn được những ảnh hưởng có hại của các hoạt động con người đến môi trường tự nhiên. Do vậy, chúng ta cần đạt tới sự cân bằng và có những hoạt động ở mức vừa phải.
     Khi xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển phải đảm bảo theo ưu tiên và quy hoạch được phê duyệt với các cân nhắc về điều kiện đất đai, các nguồn tài nguyên và các điều kiện môi trường khi chúng là hữu hạn và ngày càng khan hiếm, cùng với nỗ lực kiểm soát sự tăng dân số, Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải thay đổi hành vi tiêu dùng, sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên trong đó có tài nguyên nước.
     Về công tác quản lý, mặc dù các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường, thủy điện, thủy lợi và phòng chống lũ từ lâu đã nhận thức vai trò quan trọng của nước đối với phát triển bền vững. Nhưng những nhận thức này thường bó hẹp trong từng ngành, điều đó dễ dẫn đến các quyết định liên quan đến tài nguyên nước có thể không mang tính tổng hợp, thiếu sự xem xét đến lợi ích của tất cả các bên sử dụng nước trong lưu vực.
     Vì vậy, để có một quyết định đúng đắn đối với phát triển bền vững, cần có cái nhìn tổng thể và xác định rõ mối liên kết giữa tài nguyên nước đối với những quyết định phát triển. Hay nói một cách khác là phải tiếp cận tích hợp các hệ thống kinh tế, xã hội và sinh thái trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước nhằm đem lại hiệu quả cả về kinh tế, công bằng xã hội và đảm bảo bền vững về môi trường.
     Bên cạnh đó, cần phải bảo đảm các nguồn lực đầu tư cần thiết, đồng thời cần có các chính sách huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, cộng đồng và mở rộng hợp tác quốc tế để tăng cường đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra.
     Để phát triển tài nguyên nước bền vững, nên xem xét một số nguyên tắc chủ yếu phát triển bền vững tài nguyên nước như:
 - Gắn kết chặt chẽ công tác quản lý tài nguyên nước với các biện pháp quản lý và bảo vệ hệ thống sinh thái lưu vực.
 - Áp dụng phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong quản lý và sử dụng.
 - Đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và giá trị kinh tế của tài nguyên nước và có biện pháp để phát huy tối đa giá trị kinh tế của tài nguyên nước.
 - Có sự tham gia của tất cả các bên có liên quan đến quản lý tài nguyên nước, gồm cả sự tham gia của các nhóm đối tượng và phụ nữ kể từ bước xây dựng các chính sách về nước.
     Một vấn đề quan trọng cần phải thay đổi trong nhận thức: không nên phát triển bằng mọi giá. Cần phải thận trọng xem xét sự cân bằng giữa nhu cầu phát triển, khả năng cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện tại và tương lai. Cần nâng cao nhận thức về một nền văn minh sinh thái – một sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Nguồn tin: http://baodautu.vn

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Trái Đất ấm lên 2 độ C là kịch bản lạc quan nhất chống biến đổi khí hậu  (15/02/12)
 Đói năng lượng sẽ tiếp tục là thách thức toàn cầu  (06/02/12)
 Dùng bùn đỏ xử lý ô nhiễm kim loại trong nước thải (03/02/12)
 Ngành tài nguyên môi trường công bố 10 sự kiện năm 2011  (31/01/12)
 Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang trả lời phỏng vấn về các hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường  (20/01/12)
 Chuyển giao công nghệ xử lý nước ao, hồ di động đầu tiên của Việt Nam  (19/01/12)
 Bức ảnh đầu tiên chụp voọc mũi hếch cực hiếm  (19/01/12)
 Ngành TN&MT: Vượt qua thách thức, hoàn thành tốt các nhiệm vụ quản lý Nhà nước (18/01/12)
 Tổng cục Môi trường tổ chức thành công Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2011 (18/01/12)
 Cần giải pháp khẩn cấp toàn cầu về biến đổi khí hậu (18/01/12)
 Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai 10 giải pháp khắc phục ô nhiễm (18/01/12)
 Cơ sở làng nghề buộc phải di dời nếu không xử lý được ô nhiễm  (17/01/12)
 10 loài có nguy cơ tuyệt chủng năm 2012 (16/01/12)
 Quy định mới về XNK chất làm suy giảm tầng ozon (15/01/12)
 Hiện tượng thời tiết La Nina đã lên tới đỉnh điểm (15/01/12)
       
 
Bản quyền sử dụng: Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hóa
Địa chỉ: 14 Hạc Thành, P Tân Sơn, Thành phố Thanh Hoá, Điện thoại: 02376.256.168; Fax: 02376.256.157

Chịu trách nhiệm: Ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 01 năm 2019.
Website được xây dựng với sự phối hợp giữa Công ty Công nghệ Lam Kinh và Trung tâm CNTT Sở TNMT