Thông tin liên kết
Hoàn thiện Thông tư quy định công nhận túi nilon thân thiện môi trường sản xuất tại Việt Nam (18/05/2012)

VEA – Ngày 16/5, Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT đã tổ chức Hội thảo góp ý lần thứ 2 dự thảo “Thông tư quy định công nhận túi ni lông (túi nhựa) thân thiện với môi trường sản xuất tại Việt Nam”. Phó Tổng cục trưởng Hoàng Dương Tùng tới dự và chủ trì hội thảo.

   Tham dự gồm có đại diện Bộ Công thương; Sở TN&MT các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc…; các nhà khoa học, các chuyên gia và một số doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực liên quan.
   Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Dương Tùng cho biết nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường, cuối năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế bảo vệ môi trường và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012; trong đó, quy định một số sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người phải chịu thuế môi trường, túi ni lông là một trong những sản phẩm phải chịu mức thuế cao.
   Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường. Qua đó, cho thấy sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong nỗ lực hạn chế, giảm thiểu các vấn đề môi trường bức xúc do sử dụng và thải bỏ loại bao bì khó phân hủy này.
   Bộ TN&MT được Chính phủ giao chủ trì xây dựng thông tư trên nhằm công nhận các mặt hàng túi ni lông thân thiện với môi trường và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất bao bì chuyển đổi cơ cấu đầu tư vào sản xuất túi thân thiện môi trường sản xuất tại Việt Nam.
   Phó Tổng cục trưởng cũng đề nghị các nhà quản lý, các nhà khoa học, các hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất bao bì đóng góp nhiều ý kiến tại hội thảo để thông tư khi ban hành có tính khả thi cao và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
   Phó Tổng cục trưởng cũng cho biết ngay sau buổi hội thảo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Môi trường sẽ bổ sung, hoàn thiện và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành.
   Hiện nay, túi ni lông đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng, đặc biệt là trong các hoạt động thương mại dân sinh. Với ưu điểm tiện dụng, khá bền và giá thành thấp, túi nhựa, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ các siêu thị, trung tâm thương mại đến các khu chợ buôn bán nhỏ lẻ. Do đó, số lượng túi ni lông được sử dụng và thải ra môi trường ngày một gia tăng; gây ô nhiễm môi trường nặng nề; trở thành một vấn đề môi trường “bức xúc”.
   Nhận thức được tác hại của túi ni lông đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi ni lông khó phân hủy, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi ni lông khó phân hủy đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa kỳ, Thụy Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch…; ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi ni lông khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi ni lông hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi, như Uganda, Kenya, Tanzania... cũng có những động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi ni lông nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.
   Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước, các cộng đồng xã hội đã và đang quan tâm tới vấn đề chất thải túi nilon với nhiều giải pháp được đưa ra áp dụng bao gồm cả các giải pháp hành chính cũng như các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức như tổ chức các chiến dịch truyền thông “nói không với túi ni lông”, “ngày không túi ni lông”, “ngày hội tái chế chất thải” bao gồm cả tái chế túi ni lông… hoặc việc khuyến khích áp dụng các giải pháp sản xuất túi nhựa tự phân hủy sinh học, túi thân thiện với môi trường ở một số doanh nghiệp,… nhằm hạn chế tác động tiêu cực của loại rác thải này tới môi trường.Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia đã đánh giá cao bản dự thảo lần thứ 2 và cho rằng Thông tư quy định công nhận túi nilon thân thiện môi trường sản xuất tại Việt Nam là văn bản QPPL rất cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất bao bì, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất túi thân thiện với môi trường, đáp ứng được nhu cầu lớn của xã hội. Thông tư ra đời sẽ giải quyết được các vướng mắc, khó khăn kể từ khi áp dụng thuế Tài nguyên môi trường ngày 01/01/2012./.

CT
(VEA)

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Thanh Hóa: Phê duyệt Dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư  (18/05/12)
 Thanh Hóa: Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường (18/05/12)
 Chính phủ sẽ xem xét, trình Quốc hội sửa đổi luật Đất đai (17/05/12)
 Bế mạc Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng (17/05/12)
 Đề án báo cáo địa chất  (17/05/12)
 Thông tư quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường (14/05/12)
 Chiến lược năng lượng ở Pháp, suy ngẫm với Việt Nam (14/05/12)
 Ngày môi trường thế giới 2012 hướng đến kinh tế xanh (14/05/12)
 Thủ tướng phê duyệt Dự án-Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính,xây dựng csdl (11/05/12)
 Họp báo các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Năm Quốc tế về Năng lượng bền vững 2012 (09/05/12)
 Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế về quản lý lưu vực sông xuyên biên giới (07/05/12)
 Việt Nam và Ngày tác động biến đổi khí hậu (07/05/12)
 Ban hành Thông tư về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật (07/05/12)
 Biến đổi khí hậu là cơ hội thúc tăng trưởng ở châu Á (07/05/12)
 Việt Nam đóng góp tích cực trong ứng phó với BĐKH (02/05/12)
       
 
Bản quyền sử dụng: Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hóa
Địa chỉ: 14 Hạc Thành, P Tân Sơn, Thành phố Thanh Hoá, Điện thoại: 02376.256.168; Fax: 02376.256.157

Chịu trách nhiệm: Ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 01 năm 2019.
Website được xây dựng với sự phối hợp giữa Công ty Công nghệ Lam Kinh và Trung tâm CNTT Sở TNMT