Tài nguyên nước
Tên thủ tục hành chính TNN05 (20/10/2017)

Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm; cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng dưới 100.000 m3/ngày đêm.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Trình tự thực hiện: 
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa.
 1. Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thanh Hoá (số 28 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá).
2. Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày Lễ, Tết theo quy định).
3. Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:
a) Đối với tổ chức, cá nhân: Không.
b) Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: 
* Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
* Viết Giấy biên nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Bước 3. Xử lý hồ sơ của cá nhân, tổ chức:
Thẩm định đề án, báo cáo và quyết định cấp phép:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. 
- Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
- Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện. 
Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc.
- Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo Sở Tài nguyên và môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
Bước 4. Trả kết quả:
- Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
- Tổ chức, cá nhân xuất trình Giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả.
1. Địa điểm trả kết quả: Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thanh Hoá (số 28 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá).
2. Thời gian trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết  theo quy định).
2. Cách thức thực hiện: 
a) Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa.
b) Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép (đối với trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép); thông báo nghĩa vụ tài chính và trả giấy phép (đối với trường hợp đủ điều kiện cấp phép).
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép.
- Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác.
- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành).
 - Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
- Văn bản góp ý, tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến (đối với trường hợp phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân).
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
d) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
- Thời hạn thẩm định đề án, báo cáo: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài Nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo.
Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc.
- Thời hạn trả giấy phép: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Thanh Hóa.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá.
7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: 
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt.
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
8. Phí thẩm định:
- Đề án, báo cáo khai thác sử dụng  nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1 m³/s; hoặc để phát điện với công suất dưới 50 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500m³/ngày đêm: 500.000 đồng/báo cáo.
- Đề án, báo cáo khai thác sử dụng  nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1 đến dưới 0,5 m³/s; hoặc để phát điện với công suất từ 50 đến dưới 200 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500 đến dưới 3000m³/ngày đêm: 1.500.000 đồng/báo cáo.
- Đề án, báo cáo khai thác sử dụng  nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 đến dưới 1 m³/s; hoặc để phát điện với công suất từ 200 đến dưới 1000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3000 đến dưới 20.000m³/ngày đêm: 4.000.000 đồng/báo cáo.
- Đề án, báo cáo khai thác sử dụng  nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 đến dưới 2 m³/s; hoặc để phát điện với công suất từ 1.000 đến dưới 2.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 đến dưới 50.000m³/ngày đêm: 6.000.000 đồng/báo cáo.
9. Tên mẫu đơn, đề án, giấy phép:
- Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép: Mẫu 05 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT.
+ Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác (Mẫu 29 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT), 
+ Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành): Mẫu 30 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT.
+ Mẫu giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt: Mẫu 16 Thông tư 27/2014/TT-BTNMT. 
- Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển: 
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép: Mẫu 07 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT.
+ Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác: Mẫu 32 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT;
+ Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác ( nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành): Mẫu 33 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT.
+ Mẫu giấy phép khai thác, sử dụng nước biển: Mẫu số 18 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT
10. Yêu cầu, điều kiện cấp phép:
- Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân).
- Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.
- Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối ngoài điều kiện quy định như trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có các hạng mục công trình để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, sử dụng nguồn nước tổng hợp, đa mục tiêu, sử dụng dung tích chết của hồ chứa trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, bảo đảm sự di cư của các loài cá, sự đi lại của phương tiện vận tải thủy đối với các đoạn sông, suối có hoạt động vận tải thủy.
+ Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;
+ Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Tài nguyên nước năm 2012;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước; 
- Quyết định số 4764/2016/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành mức thu, miễn, giảm thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Tải toàn bộ nội dung tại đây

 

 
 

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Tên thủ tục hành chính TNN04 (18/10/17)
 Tên thủ tục hành chính TNN03 (18/10/17)
  Tên thủ tục hành chính TNN02 (17/10/17)
 Tên thủ tục hành chính TNN01 (17/10/17)
 Quyết Định số:3463/QĐ-UBND Ngày 13 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa. (13/09/17)
       
 
Bản quyền sử dụng: Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hóa
Địa chỉ: 14 Hạc Thành, P Tân Sơn, Thành phố Thanh Hoá, Điện thoại: 02376.256.168; Fax: 02376.256.157

Chịu trách nhiệm: Ông Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22 tháng 01 năm 2019.
Website được xây dựng với sự phối hợp giữa Công ty Công nghệ Lam Kinh và Trung tâm CNTT Sở TNMT